Máy bộ đàm cầm tay ngày nay trở thành thiết bị liên lạc phổ biến đối với nhiều lĩnh vực, ngành nghề. Người dùng ngày càng quan tâm hơn tới chất lượng, chức năng của bộ đàm chứ không đơn thuần chỉ là đáp ứng được yêu cầu nghe gọi thông thường nữa.
Đặc biệt, đối với những lĩnh vực hoạt động đặc thù như: An ninh, hầm mỏ, công trường xây dựng, hàng không, hàng hải thì bộ đàm cần phải đạt những tiêu chuẩn nhất định mới được phép sử dụng.
BẢNG GIÁ MÁY BỘ ĐÀM MỚI NHẤT 2024
TƯ VẤN CHỌN MUA BỘ ĐÀM KỸ THUẬT SỐ TẠI BÌNH DƯƠNG : 0702.100172 (Ms Nhi) – 0905.484044 (Mr Minh)
Một trong số những tiêu chuẩn bộ đàm đó là tiêu chuẩn DMR (Digital Mobile Radio), cùng tìm hiểu xem tiêu chuẩn này là gì và có những lợi ích trong bài viết dưới đây nhé!
DMR là một hệ thống bộ đàm 2 chiều kỹ thuật số được sử dụng rộng rãi. DMR không đại diện cho một dòng sản phẩm nhất định mà giống như GSM hay UMTS, đó là một tiêu chuẩn viễn thông dùng trong hoạt động liên lạc thoại và dữ liệu của Bộ đàm Di động Chuyên nghiệp.
DMR là một chuẩn mở mà nhiều nhà sản xuất lựa chọn và là tiêu chuẩn do Viện Tiêu chuẩn Viễn thông Châu Âu – một tổ chức phi lợi nhuận phát triển lên.
Tại thị trường Việt Nam, hầu hết các nhà sản xuất thiết bị DMR đều là thành viên sáng lập và thành viên cao cấp của hiệp hội DMR khi hiệp hội được thành lập vào năm 2005.
Motorola Solutions (tiền thân là tập đoàn Motorola) và công ty thành viên Vertex Standard đạt được nhiều kết quả nổi bật nhất trong công nghệ DMR. Dòng sản phẩm bền bỉ và phong phú Mototrbo công nghệ DMR hiện đang là một trong những sản phẩm chủ đạo của Motorola Solutions.
Hytera với khá nhiều sản phẩm thuộc nhiều danh mục như bộ đàm cầm tay, cơ động, trạm gốc/trạm chuyển tiếp, hệ thống trunking pro như (PD60-70X series, MD70X/G series, RD90X series etc.) được phát triển khá sớm ngay từ cuối những năm 2000.
Kenwood có một phương án tiếp cận công nghệ DMR với những bước tiến mang tính chiến thuật khá “từ tốn” nhằm giới thiệu ra thị trường các sản phẩm DMR đầu tiên là dòng bộ đàm cầm tay TK-D200/D300 vào tháng 1 năm 2014 và tiếp theo sẽ là trạm gốc/trạm chuyển tiếp công nghệ DMR dự kiến ra mắt trong tháng Năm năm nay.
Một số lợi ích của tiêu chuẩn bộ đàm kỹ thuật số DMR:
- Công nghệ DMR cho phép một kênh 12.5kHz đơn hỗ trợ cùng lúc 2 cuộc gọi độc lập do sử dụng công nghệ Đa truy nhập Phân khe theo thời gian (TDMA) dựa trên chuẩn DMR.
- Công nghệ TDMA duy trì bề rộng của kênh 12.5kHz và chia kênh đó thành hai khe thời gian A và B khác nhau, mỗi khe thời gian đóng vai trò là một đường liên lạc riêng biệt.
- Tương thích quang phổ ngược với các hệ thống có sẵn: Vì công nghệ DMR sử dụng các kênh ở tần số 12.5kHz nên tính tương thích quang phổ cần thiết luôn luôn được thiết kế sẵn.
- Tăng cường gấp đôi hiệu suất trên cùng kênh được cấp phép: Công nghệ TDMA dựa trên tiêu chuẩn DMR là bạn sẽ có hai kênh liên lạc mà chỉ cần dùng một trạm chuyển tiếp, một ăng ten và một duplexer đơn.
- So sánh với các giải pháp FDMA, hai khe thời gian TDMA sẽ giúp bạn đạt được hiệu suất ở tần số 6.25 kHz mà vẫn tiết kiệm được tối đa chi phí đầu tư vào trạm chuyển tiếp và các thiết bị kết nối khác.
- – Nghiên cứu cho thấy với mỗi giờ sử dụng, các loại bộ đàm TDMA sử dụng ít công suất pin hơn so với các model FDMA từ 19-34%.
- Hệ thống linh động thông qua việc sử dụng đồng thời các kênh TDMA: Tiêu chuẩn DMR của bộ đàm cho phép sử dụng khe thời gian thứ hai cho việc phát tín hiệu kênh đảo chiều nghĩa là những hướng dẫn dưới dạng tín hiệu sẽ được phát đến bộ đàm trên kênh khe thời gian thứ hai khi kênh đầu tiên đang thực hiện một cuộc gọi.
- Các hệ thống FDMA không có tính năng tương tự do chỉ giới hạn ở một đường liên lạc trên mỗi kênh quang phổ.
- Chất lượng âm thanh tuyệt vời: lọc tiếng ồn cho chất lượng âm thanh tốt ở khoảng cách xa hơn so với công nghệ analog đặc biệt tại các điểm mút xa nhất trong diện truyền phát.
Với những giá trị to lớn ở trên mà các hãng sản xuất bộ đàm cầm tay nổi tiếng trên thế giới hiện nay ngày càng chú trọng vào việc ứng dụng tiêu chuẩn DMR trong sản xuất.